-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
10 bí quyết để có bố cục hình ảnh đẹp trong quay phim
12/03/2022
0 Bình luận
Nếu bạn là một người thích quay phim – chụp ảnh, chắc hẳn đã từng ít nhất một lần nghe tới khái niệm Bố cục hình ảnh.
Hiểu đơn giản, bố cục hình ảnh là việc bạn sắp xếp, lựa chọn những chi tiết – đường nét sẽ xuất hiện trong từng khuôn hình. Cho dù bạn quay phim bằng thiết bị gì, đều phải hiểu về bố cục hình ảnh nếu muốn có tác phẩm tốt.
Mục đích cơ bản của việc lấy khuôn hình và bố cục cho các cảnh quay nhằm:
- - Cho thấy hình ảnh rõ nét nhất có thể
- - Trình bày hình ảnh sao có thể truyền tải được ý nghĩa và năng lượng
- - Làm cho câu chuyện hay hơn – truyền tải bằng nội dung và hình ảnh
Với những người quay phim không chuyên, lỗi về bố cục là lỗi phổ biến nhất khiến chất lượng tác phẩm không cao. Vậy ngay lúc này hãy dành thời gian nghiên cứu 10 bí quyết sau để nhanh chóng cải thiện kỹ năng quay phim của bạn.
1. Mỗi cảnh quay cần có lý do
Trước khi bấm máy, hãy luôn tự hỏi “mục đích của cảnh quay này là gì?” Trả lời được câu hỏi đó bạn sẽ biết cách kể câu chuyện của mình bằng ngôn ngữ hình ảnh.
Ví dụ hình ảnh khuôn mặt lấm lem khói đen của nạn nhân vừa thoát khỏi đám cháy; ánh mắt hoảng loạn; khung cảnh hoang tàn thể hiện sự tàn khốc… Mỗi hình ảnh cần chứa thông tin hoặc góp phần truyền tải thông điệp cho toàn bộ video.
2. Thần chú “toàn – trung – cận”
Ở bài cách quay phim bằng điện thoại, mình có nói qua về cỡ cảnh và ý nghĩa của nó. Cỡ cảnh là kỹ thuật bạn sẽ phải sử dụng rất nhiều. Thông qua kỹ thuật lấy khuôn hình – cỡ cảnh, bạn sẽ quyết định những gì sẽ xuất hiện trong hình ảnh.
Trên sách vở chúng ta có tới 5 cỡ cảnh.
Viễn Cảnh
Cảnh quay giới thiệu bối cảnh
Toàn cảnh
Cũng giống viễn cảnh nhưng camera đặt gần chủ thể hơn
Trung cảnh
Chú ý tránh để cạnh dưới của khuôn hình cắt ngang đầu gối, thắt lưng và khủy tay của nhân vật. Nên để cao hoặc thấp hơn một chút.
Cận cảnh
Đặc tả
Khi quay phim bạn hãy cố gắng luôn quay đủ 5 cỡ cảnh kể trên. Tuy nhiên, bạn không cần phải áp dụng chúng một cách quá cứng nhắc. Ví dụ như viễn cảnh đôi khi có thể hiểu là toàn cảnh và đặc tả được coi như cận cảnh. Như vậy, mỗi khi quay phim bạn chỉ cần nhớ thần chú “toàn – trung – cận” coi như đã thuộc bài.
3. Không đặt chủ thể chính ở giữa khuôn hình
Đây là điểm mấu chốt trong quy tắc 1/3. Quy tắc này được phát hiện bởi các nghệ sĩ Hi Lạp cổ đại, sau đó được tất cả các nghệ sĩ áp dụng, từ nhiếp ảnh gia, họa sĩ đến những người làm đồ họa.
Trong quy tắc 1/3, hình ảnh được chia làm 3 phần bằng nhau theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Với quy tắc này, bạn nên đặt vật thể muốn tạo điểm nhấn vào các đường thằng và những điểm giao cắt giữa chúng.
Một số hình ảnh áp dụng theo quy tắc 1/3
Với quy tắc này thì đường chân trời nên ở 1/3 phía trên hoặc 1/3 phía dưới khuôn hình. Các đường thẳng đứng không nên chia khuôn hình thành 2 phần bằng nhau.
Ngoài ra, bạn cố gắng đặt đường chân trời thẳng hàng với đường gạch ngang. Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp ngoại lệ. Ví dụ khi để góc máy nghiêng thì đường chân trời sẽ là đường chéo.
4. Loại bỏ chi tiết rườm rà
Có rất nhiều người khi quay phim tưởng cứ thu được càng nhiều hình ảnh vào trong khuôn hình thì càng tốt. Hình ảnh cũng là một loại thông tin. Trong một khung hình có quá nhiều thông tin sẽ khiến người xem bị rối, không biết bạn muốn truyền tải điều gì. Nhất là với video, mỗi khung hình thường chỉ xuất hiện vài giây rồi chuyển qua cảnh khác, sự mạch lạc ở mỗi khuôn hình lại càng cần thiết hơn.
Tương tự, trong quay phim bạn cần đặc biệt chú ý những vật thể “vô duyên” xuất hiện có thể phá hỏng cả khung hình của bạn. Ví dụ như một bức tranh thủy mạc nên thơ không nên xuất hiện một chiếc cột điện hay nhà cao tầng lấp ló phía sau.
Hình ảnh theo phong cách tối giản với 2 chú chim là điểm nhấn trên nền bầu trời xanh
Trong nhiếp ảnh, bạn càng tối giản bao nhiêu, hình ảnh càng dễ xem bấy nhiêu và thông điệp bạn truyền tải sẽ rõ ràng hơn.
5. Sử dụng tiền cảnh và hậu cảnh có ý đồ
Tiền cảnh là những gì xuất hiện ở trước chủ thể chính, còn hậu cảnh là những gì đứng sau chủ thể chính. Nếu có một tiền cảnh và hậu cảnh đẹp, tại sao bạn không khéo léo đưa nó vào khuôn hình.
Ví dụ như trong hình ảnh dưới đây, thiếu nữ (là nhân vật chính) được đặt trước tiền cảnh là hoa tam giác mạch và hậu cảnh là thung lũng – khung cảnh rất đặc trưng của vùng núi Tây Bắc.
Không chú trọng tới tiền cảnh, hậu cảnh là một trong những lỗi rất phổ biến ở những người mới học quay phim. Ví dụ bạn mất công lên tận Mù Cang Chải để làm vlog nhưng bạn lại đứng ở một bụi cây hay một mô đất nào đó chẳng có gì đặc trưng để ghi hình thì cũng chẳng khác gì bạn quay phim ở nhà. Nhưng nếu bạn biết chọn vị trí để lấy được hậu cảnh phía sau là những ruộng bậc thang trùng điệp, nhưng ngôi nhà đặc trưng của người dân tộc, những đứa trẻ vùng cao… Lúc đó người xem sẽ hiểu ngay rằng “à! bạn ấy đang đi vùng cao”.
6. Tránh các lỗi thường gặp khi quay nhân vật
- Thừa khoảng không trên đầu
Thừa quá nhiều khoảng không trên đầu là lỗi rất cơ bản mà nhiều người hay mắc phải trong quay phim, chụp ảnh chân dung. Hình ảnh mắc lỗi bố cục này sẽ mất cân đối, cảm giác nhân vật bị lùn, bé đi.
- Không có khoảng không trước mũi
Điều này khiến cho hình ảnh kỳ quặc và mất cân đối – con người dường như bị bó buộc bởi rìa của màn hình.
- Không có khoảng không trước mặt
Tương tự, lỗi không có khoảng không trước mặt khiến người hoặc vật thể đang chuyển động có vẻ như bị ngăn cản hoặc bị chặn lại bởi rìa màn hình
.
Chúng ta đều thích xem nơi mà nhân vật đang tới chứ không phải nơi nhân vật từng qua. Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì để khoảng không phía sau sẽ thể hiện ý nghĩa của sự ra đi, bỏ lại phía sau là những gì trống vắng, hụt hẫng…
- Sai góc máy
Lỗi này rất phổ biến khi các bạn nam chụp ảnh cho các bạn nữ. Do bạn nam cao hơn, nếu đứng thẳng góc máy sẽ chiếu từ trên xuống. Kết quả, nhân vật trong ảnh không khác gì bị “dìm hàng”.
ảnh trái, góc máy chiếu từ cao xuống khiến 3 bạn nữ bị “lùn” hơn so với thực tế
Nói như vậy không có nghĩa chúng ta không được sử dụng góc máy từ cao xuống thấp. Điều quan trọng cần sử dụng góc máy đúng hoàn cảnh.
Về cơ bản chúng ta sẽ có 3 góc máy:
- Góc máy từ cao xuống thấp khiến chủ thể bị nhỏ bé.
- Góc máy từ thấp lên cao khiến chủ thể trông to lớn, uy nghiêm hơn.
- Góc máy vừa tầm mắt, dễ chịu cho người xem. Đây cũng là góc máy được sử dụng nhiều với các cảnh thông thường.
7. Số lẻ luôn tốt hơn số chẵn
Chi tiết này thường ít người để ý nhưng nếu kiểm soát được số lượng các vật thể trong khung hình cũng sẽ tác động tới bố cục hình ảnh. Thông thường số vật thể chính là số lẻ thường có bố cục mạnh hơn số chẵn.
Ví dụ như hình trên: ảnh đầu, hai con búp bê Nga dường như chia đôi bố cục, khi vật thể thứ ba được thêm vào và sử dụng cả khoảng trống (ảnh thứ hai), bố cục đẹp hơn.
8. Các chi tiết, vật thể trong ảnh cần có sự gắn kết
Ví dụ hai nhân vật nhìn nhau sẽ tốt hơn cả hai cùng nhìn vào ống kính.
Trong quay phim thì hình ảnh càng tự nhiên càng tốt, để người xem có cảm giác trực tiếp chứng kiến câu chuyện chứ không phải có sự xuất hiện của ống kính.
Hay như trong khuôn hình này, tác giả sử dụng thủ pháp các đường dẫn trong ảnh hướng ánh mắt của người xem vào chủ thể chính.
Con đường hướng ánh mắt người xem vào ngọn núi hùng vĩ
9. Nghệ thuật ẩn dụ qua chuyển động và đường nét
Chuyển động
Với video bạn nên thường xuyên có các cảnh chuyên động, nếu không sẽ chẳng khác gì ảnh tĩnh. Đằng sau chuyển động trong video lại là những ý đồ nghệ thuật.
- Chuyển động từ vùng tối đến vùng sáng có thể tượng trưng cho sự giải phóng và thăng hoa cảm xúc. (Ví dụ tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm).
- Chuyển động theo chiều đi lên, kể cả động tác đơn giản là một người đứng lên khỏi chiếc ghế cũng thu hút sự chú ý bởi nó gợi ý về sự tiến triển hoặc tiến bộ.
- Chuyển động theo chiều đi xuống. Ví dụ một người đàn ông đổ phịch người xuống ghế đệm, thể hiện sự mệt mỏi, thất vọng.
Chuyển động từ trái sang phải thường có sự kết nối tốt hơn là chuyển động từ phải sang trái (có thể ảnh hưởng từ cách đọc chữ).
Đường nét
Các đường thẳng (đường chân trời) gợi cảm nhận yên bình, thanh tĩnh hoặc ổn định.
Các đường cong chữ S thể hiện sự mềm mại, gợi cảm. Đây là một trong những thủ pháp bố cục được ưa chộng nhất.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) là một trong những hình mẫu về bố cục đường cong trong nhiếp ảnh
Các đường chéo gợi sự kịch tính và mạnh mẽ.
Hướng đi của hai chú ngựa cùng với đường chéo của dây điện tạo cảm giác chúng đang vươn lên phía trước rất mạnh mẽ
Điểm nhấn
Trong mỗi khuôn hình nên có một điểm nhấn. Ví dụ trong hình ảnh ruộng bậc thang trên, điểm nhấn chính là cái chòi canh nhỏ.
10. Đừng ngại đạo diễn hình ảnh
Hầu hết những người làm phim không chuyên có thói quen mở máy lên là quay mà không có sự bố trí, sắp xếp. Đơn giản vì họ ngại. Quay ngẫu hứng kiểu này cho hình ảnh tự nhiên hơn nhưng lại khá may rủi (thường thì rủi nhiều hơn). Không chỉ làm phim chuyên nghiệp mới cần đạo diễn hình ảnh, công đoạn này thực sự rất quan trọng ngay cả khi bạn làm phóng sự, vlog, video quảng cáo sản phẩm, video hướng dẫn…
Việc đạo diễn, sắp xếp để có được bố cục hình ảnh tốt hơn sẽ giúp bạn luôn giữ thế chủ động. Tiết kiệm thời gian và đạt được hiệu quả cho tác phẩm.
Cuối cùng, hãy luôn sáng tạo!
"Quy tắc thứ sinh ra để được phá vỡ" - Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nắm được các quy luật là cần thiết nhưng áp dụng một cách máy móc sẽ khiến nó trở thành rào cản, và bạn cần tránh điều này./
Ưu nhược điểm của quay vlog bằng điện thoại
14/03/2022
-
0 Bình luận
[Review] Micro không dây CORKT - sóng khỏe, âm thanh rõ nét
10/03/2022
-
0 Bình luận
Đánh giá microphone định hướng Boya BY MM1+
08/03/2022
-
1 Bình luận
Cách quay phim bằng điện thoại đẹp như dân chuyên nghiệp (update)
14/03/2022
-
0 Bình luận
Dựng phim trên máy cấu hình yếu với Adobe Premiere CC
13/03/2022
-
0 Bình luận
Đồng bộ âm thanh trong Premiere CC dễ dàng không cần plugin
13/03/2022
-
0 Bình luận